Xử lý bề mặt thép trước khi sơn tĩnh điện

Trước khi sơn tĩnh điện, chúng ta thường quan tâm đến việc xử lý gia công bề mặt kim loại hay xử lý bề mặt kim khí, nhựa. Đây được hiểu là quá trình giúp cho bề mặt sản phẩm cần sơn tĩnh điện hay mạ có độ đồng đều, nhẵn. Khi ấy, các sản phẩm (như thép, inox, nhựa, nhôm, tôn…) sẽ có lớp bột sơn bám chắc hơn.

Trong bài viết này, 83MEC sẽ giới thiệu đến việc xử lý bề mặt chất liệu cụ thể, đó là thép. Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, dây chuyền hiện đại, xử lý gia công có thể đáp ứng mọi yêu cầu về bề mặt sản phẩm. Vậy hãy cùng tìm hiểu về xử lý bề mặt thép trước khi sơn tĩnh điện

1. Hiểu về sơn tĩnh điện

  • Đây là một phương pháp tiên tiến khi người thợ phủ một lớp các hạt sơn bột tĩnh điện lên bề mặt sản phẩm. Các hạt sơn bột tích điện bám vào các bề mặt sản phẩm sau khi được nung nóng sẽ hợp nhất thành một lớp phủ mịn và mỏng. Khi ấy, chúng ta sẽ có thành quả là sản phẩm có bề mặt mịn, đồng nhất, có độ bền cao.

2. Quy trình xử lý trước khi thực hiện sơn tĩnh điện

  • Chuẩn bị bề mặt:
  • Bước làm sạch bằng cơ học: Bước làm sạch bằng hoạt động mài mòn giúp loại bỏ các tạp chất trên bề mặt sản phẩm (kim loại). Đồng thời, loại bỏ các vết xước bất thường vốn có trên bề mặt ấy. Lưu ý: sau bước làm sạch này, bề mặt sản phẩm sẽ ở trong trạng thái phản ứng cao, dễ xảy ra hiện tượng ăn mòn sớm. Vì vậy phải nhanh chóng chuyển sang thực hiện các bước tiếp theo.
  • Bước làm sạch bằng hóa học: làm sạch bằng hóa học (hóa chất) sẽ loại bỏ các bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt, thậm chí cả các vết oxy hóa. Những cách sử dụng hóa chất khác nhau như phun, nhúng, lau. Tùy thuộc vào tính chất bề mặt của sản phẩm sẽ được lựa chọn sử dụng loại hóa chất phù hợp.
  • Chuyển đổi lớp phủ:
  • Mục đích 1: Trong quá trình trước khi sơn tĩnh điện, lớp phủ sẽ cung cấp bảo vệ chống ăn mòn tạm thời
  • Mục đích 2: Tạo nền giúp gia tăng độ bám dính cho lớp sơn tĩnh điện 
  • Mục đích 3: Chống quá trình ăn mòn sơn. Nhờ đó có thể cải thiện (kéo dài) tuổi thọ của lớp sơn tĩnh điện sau này

Lưu ý: Tùy thuộc vào tính chất của kim loại được sơn sẽ sử dụng loại chuyển đổi phù hợp.

3. Tìm hiểu về quy trình xử lý bề mặt thép trước khi sơn tĩnh điện

  • Thép được biết đến với tính chất vật liệu và dễ oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Trên bề mặt chúng sẽ xuất hiện lớp cặn (sự hình thành oxit). Bên cạnh đó, chúng cũng có nhu cầu vệ sinh khi xuất hiện dầu mờ hoặc rỉ sét trên bề mặt.
  • Nguyên tắc để vật liệu bằng thép tránh (hạn chế) được quá trình oxy hóa, ta áp dụng cách không cho chúng tiếp xúc trực tiếp với không khí. Cách được áp dụng nhiều đó là sử dụng dầu chống rỉ lên bề mặt vật liệu làm bằng thép. Khi ấy, không khí sẽ không trực tiếp tiếp xúc với thép, cho nên quá trình oxy hóa vật liệu được làm chậm đi. Chúng ta nhấn mạnh quá trình này bị “làm chậm” đi, chứ không hoàn toàn loại bỏ được vấn đề vật liệu bị rỉ sét.
  • Các vấn đề kể trên cần được “giải quyết”, tức là xử lý việc thép bị rỉ sét, dầu mỡ, cặn đen. Chúng sẽ là vấn đề nảy sinh các tình trạng xấu hơn về liên kết. Vì thế, thép có nhu cầu về lớp phủ chuyển đổi. Các bước thực hiện như sau:
  • Làm sạch: Chúng ta cần khử dầu (loại bỏ lớp dầu mỡ bám trên bề mặt thép) bằng bộ tẩy dầu mỡ dựa trên dung môi hoặc bột tẩy dầu mỡ kiềm, hoặc khử dầu bằng axit
  • Loại bỏ rỉ sét và cặn khỏi bề mặt thép: Khác với tẩy dầu mỡ, đây là các hóa chất cần thiết có tính axit. Chúng là kết quả của sự pha trộn các axit có thể kể đến như axit sunfuric, axit photphoric, axit clohidric với các chất ức chế bổ sung. Với tính axit càng cao thì sẽ loại bỏ rỉ sét càng nhanh nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng xấu đến chất lượng bề mặt sản phẩm. Do đó, quá trình tẩy rỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình công nghệ
  • Tìm hiểu về chuyển đổi lớp phủ cho thép: Hiện nay có hai loại chuyển đổi lớp phủ được biết đến phổ biến đó là lớp phủ phốt phát kẽm và lớp phủ phốt phát sắt. Dựa vào tính chất, lớp phủ phốt phát sắt được sử dụng phổ biến cho nhiều sản phẩm có yêu cầu bề mặt sơn bền, không tiếp xúc với môi trường ăn mòn nghiêm trọng.

4. Xử lý sau bề mặt thép sau khi chuyển đổi lớp phủ

Sau khi bề mặt thép đã được chuyển đổi, cần rửa sạch bề mặt bằng nước để loại bỏ hẳn các hóa chất trên bề mặt chưa xảy ra phản ứng. Việc làm này cung cấp khả năng chống ăn mòn, chống ẩm với mức độ cao hơn so với các lớp phủ không cần tráng lại. 

5. Các bước tiền xử lý của thép

  • Quy trình tiền xử lý của thép theo 7 (hoặc 8) bước đối với phốt phát kẽm/sắt gồm các bước sau đây: Tẩy dầu mỡ => Xả nước => Đánh bóng => Xả nước => Phốt phát => Xả nước => Thụ động hóa => Sấy khô

Bài viết hôm nay đã mang đến những thông tin liên quan đến kỹ thuật xử lý mặt thép trước khi sơn tĩnh điện. Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong ngành, 83MEC tự hào là đơn vị uy tín, cho ra đời những sản phẩm dựa trên công nghệ tiên tiến, hiện đại đồng thời đảm bảo chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý.

Mọi thông tin xin liên hệ 83MEC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *