Những biện pháp đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí không được bỏ qua!

an toàn trong gia công cơ khí

Đảm bảo an toàn lao động là điều rất cần thiết và quan trọng trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, trong đó bao gồm sản xuất cơ khí . Lĩnh vực cơ khí đang trên đà phát triển mạnh, và đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng chứa những yếu tố tiềm ẩn và gây ra những mối nguy hiểm cho người lao động. Vì vậy, để đảm bảo an toàn lao động trong xưởng cơ khí, trước tiên chúng ta cần nắm về khái niệm an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn để chủ động phòng tránh, góp phần đảm bảo tính mạng cho người và tài sản. Chính vì tầm quan trọng của nó, 83MEC muốn chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích về công tác đảm bảo an toàn trong sản xuất cơ khí.

I. Khái niệm về an toàn trong gia công cơ khí

– An toàn lao động trong ngành cơ khí là áp dụng những hoạt động, biện pháp nhằm đảm bảo sự an toàn của người lao động đang làm việc tại các phân xưởng trong quá trình sản xuất, gia công hoặc quá trình thi công tại công trường.

– Mối hiểm nguy trong cơ khí là nguồn/nơi tồn tại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có khả năng gây chấn thương trong sản xuất do hình dạng, kích thước, sự chuyển động của các phương tiện sản xuất cũng như các chi tiết gia công gây hại cho người lao động như : cắt, phay, mài, cán, dập, kéo,…. Đó cũng là nguồn gây ra những sự cố với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau.

II. Tại sao cần phải chú ý an toàn trong gia công cơ khí?

– Chú ý an toàn trong sản xuất cơ khí là yếu tố bắt buộc phải tuân theo nhằm hạn chế tối đa những thương tổn, tai hại cho người lao động, tránh gây mất mát về người và tài sản.

– Có nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến sự mất an toàn trong gia công cơ khí, và luôn tiềm ẩn những mối nguy gây hại đến chúng ta, vì vậy người lao động phải luôn giám sát chặt chẽ các điều kiện về an toàn lao động từ khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng máy móc và trang thiết bị,… để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.

III. Những tai nạn thường gặp khi gia công cơ khí

– Tai nạn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, những mối nguy tiềm ẩn sẽ luôn đe dọa và gây hại đến người lao động nếu không thật sự cẩn thận.

– Một số tai nạn thường gặp trong lĩnh vực gia công cơ khí:

 +Vật liệu (phôi) bắn vào mắt, da,…;

+ Bị máy cán, kẹp, cắt,…;

+ Trang phục, tóc bị cuốn vào máy móc khi đang vận hành

+ Giật điện

+ Bỏng

+ Va đập, sập đổ

+ Vấp ngã, đâm thủng;

+ Bị thương tay, chân, nặng có thể dẫn đến tử vong 4. Nguyên nhân gây ra sự mất an toàn trong gia công cơ khí

IV. Nguyên nhân gây tai nạn trong gia công cơ khí

Tai nạn trong lao động là điều không ai mong muốn. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Nhìn chung trong ngành gia công cơ khí có một số nguyên nhân thường gặp sau đây mà 83MEC muốn chia sẻ đến mọi người:

4.1 Nguyên nhân tổng quan

– Thiết bị bảo hộ, che chắn không đủ để đảm bảo an toàn.

– Tác phong, trang phục chưa tuân thủ theo quy định dẫn đến va vấp vào máy móc thiết bị đang vận hành.

– Trong quá trình làm việc, người lao động thiếu thiết bị bảo hộ hoặc thiết bị bảo hộ bị hỏng

– Không kiểm tra thiết bị máy móc thường xuyên(nút điều khiển, công tắc,…), dẫn đến tình trạng hỏng nhưng không biết, vô tình gây tai nạn nghề nghiệp trong lúc sử dụng máy móc thiết bị.

– Môi trường làm việc thiếu ánh sáng, gây cản trở khả năng quan sát xung quanh, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

– Địa điểm làm việc thiếu không gian, chật chội, sắp xếp không khoa học, di chuyển không thuận lợi là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn.

– Thiếu trang bị những kiến thức về an toàn gia công cơ khí, chủ quan dẫn đến vi phạm quy trình vận hành máy móc, vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm nhà nước,…

– Các tiêu chí công nghệ, quy trình vận hành chưa thiết kế phù hợp với các quy chuẩn về an toàn trong ngành nghề, lĩnh vực mà máy móc đang hoạt động.

4.2 Nguyên nhân cụ thể

Bên cạnh những nguyên nhân chung, với mỗi phương pháp gia công khác nhau sẽ có những nguyên nhân riêng gây mất an toàn trong cơ khí.

a. Mất an toàn trong gia công cắt gọt

– Các bộ phận trên cơ thể (tóc, tay, chân,…) hoặc trang phục không đúng cỡ, gọn gàng dẫn đến nguy cơ bị cuốn trực tiếp vào máy móc khi đang vận hành.

– Nguyên vật liệu không bền chắc ,  khi đưa vào máy vận hành dễ gây hiện tượng văng bắn nguyên vật liệu vào người.

– Mũi khoan lắp không chắc chắn, bị trượt dẫn đến văng ra, bàn gá kẹp không chặt có thể làm rơi vật gia công, … gây tai nạn

– Do phôi cứng bắn, văng vào người hoặc nhiệt độ phối quá cao dẫn đến tình trạng bỏng.

b. Mất an toàn trong gia công nguội.

– Người lao động chưa vững kiến thức chuyên môn, động tác và tư thế gia công không đúng.

– Dụng cụ cầm tay (như cưa sắt, dũa, đục,…) dễ gây va đập vào người.

– Do máy móc gia công nguội (máy ép cỡ nhỏ, máy khoan bàn, đá mài máy,…) được thiết kế khá đơn giản, kết cấu không đảm bảo bền vững, thiếu đồng bộ, thiếu an toàn.

– Tư thế đứng trong khi làm nguội nói chung không đúng cách dẫn tới bệnh vẹo cột sống.

c. Mất an toàn trong gia công hàn – cắt kim loại

– Khi hàn điện, tai nạn điện giật do hở điện là nguy hiểm nhất cho tính mạng con người

– Kim loại lỏng có thể bắn ra xung quanh gây bỏng.

– Hàn hồ quang có bức xạ mạnh, tỏa nhiệt cao dễ gây bỏng da và đau mắt người lao động.

– Lửa hồ quang dễ gây cháy nổ, các vật xung quanh, vì vậy tránh đặt gần những vật dễ bén lửa, cháy nổ.

– Thợ hàn làm việc trong môi trường nguy hiểm: khí độc , bụi thải như CO2, F2 , bụi mangan, bụi oxit kẽm,… gây hại cho hô hấp và sức khỏe công nhân khi hàn

– Khi hàn hơi, việc sử dụng các bình chứa khí nén, các vết bẩn dầu mỡ, chất dễ bắt lửa bám trên các dây dẫn, van khí, … dễ gây cháy,nổ bình hoặc hoả hoạn.

– Gia công ở những địa hình nguy hiểm như trên cao, trong lòng ống, trong lồng đất.

d. Mất an toàn trong gia công áp lực

– Tai nạn xảy ra do quy trình gia công cán, dập, rèn,… ở trạng thái nóng, gây bỏng cho người lao động

– Khi gia công xong, vật rèn vẫn còn nóng nhưng vô ý va chạm vào , gây nên bỏng

– Không cẩn thận trong quá trình sử dụng các dụng cụ rèn (búa, kìm)

– Do không cẩn thận trong quá trình sử dụng các dụng cụ cầm tay (kìm, búa, kéo,…), cán búa tra không chặt bị văng ra khi quai búa, kìm lấy vật rèn ra khỏi lò không chắc làm rơi vật nóng.

Do chi tiết cố định phôi không chắc chắn hoặc do kẹp không chính xác vị trí gây văng ra phôi ra ngoài.

e. Mất an toàn trong nhiệt luyện

– Va chạm vào vật đang gia công ở nhiệt độ cao.

– Môi trường nhiệt luyện dễ gây độc cho người 

f. Mất an toàn trong mạ điện

Dung dịch điện phân gây bỏng da, hủy hoại da khi vô tình tiếp xúc

Môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hơi độc hại.

Khi khai thác các trang bị điện phân có dòng lớn cần chú ý về an toàn điện.

V. 83 MEC làm gì để đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí

5.1 Nguyên tắc chung

– Trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước trong toàn bộ các khâu từ thiết kế cho đến chế tạo, lắp đặt, vận hành và quản lý máy móc, trang thiết bị.

– Xác định chi tiết, đánh giá khách quan có thể là mối nguy, nguồn phát ra mất an toàn

– Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ an toàn cho người lao động

– Thiết kế, sắp xếp mặt bằng nhà xưởng khoa học, đảm bảo các điều kiện an toàn như:

+ Vị trí lắp đặt máy móc phù hợp;

+ Bố trí nhà xưởng gọn gàng, các máy móc chuyên biệt được lắp đặt theo từng khu, thuận tiện trong quá trình di chuyển.

+ Máy móc, thiết bị gia công cơ khí trong nhà xưởng được lắp đặt đúng kỹ thuật, đảm bảo tuần theo quy định an toàn

5.2 Nguyên tắc an toàn khi dùng máy móc, thiết bị

– Không được tự ý khởi động và vận hành máy móc khi chưa hiểu rõ kiến thức về nó (trừ người phụ trách)

– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị , máy móc trong nhà xưởng để phát hiện kịp thời những mối nguy gây nguy hiểm đến người lao động. Đồng thời báo cáo nhanh chóng những hư hỏng , bất thường của máy móc thiết bị cho người quản lý để kịp thời ứng phó.

– Trước khi bắt đầu làm việc cần kiểm tra máy móc, thiết bị đảm bảo an  toàn, điều chỉnh vị trí đứng đảm bảo an toàn.

– Khi mất điện đột ngột, cần tắt ngày công tắc điện, đảm bảo máy móc không hoạt động bất ngờ khi có điện khiến người lao động vô ý không ứng phó kịp, gây ảnh hưởng đến cơ thể, thậm chí là thương tật.

– Khi không có người phụ trách điều khiển thì cần tắt toàn bộ máy, không được tự ý sử dụng

– Khi muốn điều chỉnh máy, người lao động phải tắt toàn bộ nguồn điện, đảm bảo máy ngừng hoạt động hẳn nhằm tránh tai nạn về điện.  

– Mặc trang phục gọn gàng, vừa cỡ khi vận hành máy, để tránh bị cuốn trực tiếp vào máy đang hoạt động.

– Đối với những máy bị hỏng , cần dán biển cảnh báo để thông báo đến tất cả người lao động

5.3 Lưu ý trong gia công cơ khí

– Chọn mua máy móc, thiết bị uy tín, đảm bảo tốt về công tác an toàn khi vận hành

– Che chắn bề mặt máy tránh bám bụi bẩn

– Được trang bị thiết bị điều khiển bền và nhạy

– Thực hiện che chắn cẩn thận những bộ phận hoặc vùng nguy hiểm của máy móc:

+ Không được cản trở quá trình vận hành của máy cũng như tầm nhìn của người lao động;

+ Dễ dàng tháo dỡ khi sửa chữa;

+ Trang bị đầy đủ các biển báo nguy hiểm

+ Hệ thống điện hoạt động an toàn

+ Tuân thủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy

Bài viết trên là tổng hợp những tai nạn và các biện pháp phòng tránh trong gia công cơ khí. Qua đây trang bị cho bạn đọc những thông tin bổ ích về an toàn trong gia công cơ khí. Để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động này, trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đội ngủ gia công chuyên nghiệp thì hãy tìm đến các công ty uy tín, trong đó có 83 MEC. Với hơn 40 năm hoạt động trong ngành, công ty có đội ngũ gia công chuyên nghiệp, nhận gia công theo yêu cầu, đảm bảo gia công chính xác như bản vẽ. Doanh nghiệp nhận sản phẩm và an tâm trong công tác an toàn lao động khi gia công cơ khí vì 83MEC đã thay bạn làm tốt việc đó theo phương châm phát triển và trách nhiệm của chúng tôi.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *