07 Kỹ Năng Thoát Hiểm Cần Trang Bị Cho Trẻ Nhỏ Trong Trường Hợp Cháy Nổ

Trong thời gian gần đây, trên khắp các tỉnh thành trong cả nước đã xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn thương tâm, gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Cùng với đó, việc đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi gia đình.

Tuy nhiên, trong mỗi vụ hỏa hoạn trẻ em lại là đối tượng rất dễ bị thương, thậm chí tử vong do không có nhiều kiến thức hiểu biết và kỹ năng thoát hiểm. Chính vì lí do đó, bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm giáo dục cho các bạn nhỏ 07 kỹ năng thoát hiểm cơ bản sau đây để tự bảo vệ mình trong các tình huống khẩn cấp.

Kỹ Năng 1: Phát Hiện Nguy Hiểm

Khi phát hiện mùi khói hoặc lửa, trẻ cần biết gọi ngay cho người lớn hoặc lực lượng chức năng để được giúp đỡ kịp thời. Nếu bị kẹt trong đám cháy, trẻ phải giữ bình tĩnh và tuân theo hướng dẫn của người lớn.

Kỹ Năng 2: Nhận Biết Lối Thoát Hiểm

Trẻ cần được hướng dẫn nhận biết các lối thoát hiểm trong nhà như cửa trước, cửa sau, hoặc lối thông sang nhà bên cạnh. Đối với nhà cao tầng, trẻ nên biết cách sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy.

Kỹ Năng 3: Quan Sát Biển Báo Thoát Hiểm

Dạy trẻ cách nhận diện các biển báo thoát hiểm và PCCC dạ quang để thoát ra ngoài nhanh nhất. Trong một số trường hợp, cần dạy trẻ biết kêu lên thật lớn hoặc tìm cách ra tín hiệu để được phát hiện và giúp đỡ.

Kỹ Năng 4: Tránh Hít Khí Độc

Các trường hợp tử vong thường do hít phải khí độc. Hướng dẫn trẻ dùng khăn ướt bịt mũi và cúi sát người xuống sàn khi thoát nạn. Di chuyển trong tư thế cúi thấp để tránh hít phải khí độc.

Kỹ Năng 5: Sử Dụng Bình Chữa Cháy

Trẻ cần học cách nhận biết bình cứu hỏa qua hình dáng, màu sắc và ký hiệu trên bình, biết các vị trí đặt bình cứu hỏa trong nhà hoặc nơi công cộng. Đồng thời, nắm được cách vận hành của bình chữa cháy và các biện pháp dập lửa hiệu quả để tránh được việc lửa bắt vào quần áo, dẫn tới bỏng nặng.

Lưu ý: Không dạy trẻ dùng nước để dập lửa vì có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân trẻ và ảnh hưởng đến quá trình chữa cháy cũng như cứu hộ, cứu nạn.

Kỹ Năng 6: Ứng Phó Trong Chung Cư

Nếu khói đã bao phủ và không tìm được lối ra, trẻ nên quay về căn hộ, gọi cho  người lớn hoặc lực lượng chức năng nếu có điện thoại, thông báo vị trí phòng. Đứng ở ban công hoặc cửa sổ, sử dụng vật dễ phát hiện để la lên và báo hiệu vị trí của mình.

Kỹ Năng 7: Ứng Phó Trong Đám Đông

Trong tình huống hỗn loạn, trẻ cần được dạy không chạy ngược dòng đám đông hoặc chèn ngang vì dễ bị kẹt và ngạt thở. Thay vào đó, trẻ nên bình tĩnh quan sát các biển báo exit dạ quang và tìm lối thoát hiểm nhanh nhất, không nên cố giữ đồ dùng cá nhân trong tình huống nguy hiểm.

Trẻ em là đối tượng có nhận thức, kỹ năng còn hạn chế, trẻ rất khó để tự biết cách tự xử lý trong các tình huống nghiêm trọng như hỏa hoạn, cháy nổ. Khi xảy ra đám cháy, các em thường hoảng loạn và mất bình tĩnh hơn người trưởng thành. Chính vì thế, điều quan trọng nhất là chúng ta phải giáo dục cũng như cho các em tham gia các lớp huấn luyện chữa cháy để các em có thể làm quen cũng như rèn luyện sự bình tĩnh, phân tích tình huống xảy ra để có thể thoát hiểm và xử lý đám cháy an toàn.

Bên cạnh đó, người lớn cũng cần chủ động trang bị bình chữa cháy trong nhà để bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình. Hãy đảm bảo rằng mọi thành viên trong gia đình đều được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp.

Ảnh: Bình chữa cháy 83MEC chất lượng cao,

Xem thêm: BÌNH CHỮA CHÁY 83MEC DÙNG ĐƯỢC BAO NHIÊU LẦN VÀ CÓ THỂ TÁI SỬ DỤNG KHÔNG?

Trang Facebook 83MEC: Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *