công nghệ xử lý bề mặt tại 83mec
Xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn là công đoạn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sơn phủ bề mặt, quyết định chất lượng nước sơn, lớp xi mạ của sản phẩm. Quá trình giúp lấy đi lớp gỉ sét, cáu bẩn, dầu mỡ,… để trả lại bề mặt kim loại sáng bóng, nhám mịn, lớp xi mạ, sơn sẽ kết dính bền chặt và bóng nhẵn hơn. Công nghệ xử lý bề mặt thường được sử dụng để xử lý môi trường ăn mòn và xâm thực
Công nghệ xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn đóng vai trò rất quan trọng trong ngành công nghệ chế tạo, nhằm đem lại những sản phẩm có bề mặt nhẵn, láng mịn và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Vì vậy, nếu không xử lý bề mặt trước khi sơn sẽ gặp những ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm sau đây:
- Hạn chế khả năng bám dính của lớp sơn lên bề mặt sản phẩm: trong quá trình phun sơn các vết bẩn bám trên bề mặt như lớp dầu, bụi bẩn, gỉ sét là nguyên nhân dẫn đến lớp sơn không bám chắc và phủ không đều lên vật liệu. Chính vì vậy, lớp sơn không được bóng mịn, bị phồng rộp và dễ bong ra trong thời gian ngắn.
- Gây nên hiện tượng ăn mòn màng sơn: các vết bẩn, gỉ sét trên bề mặt không được làm sạch sẽ dẫn đến hiện tượng ăn mòn màng sơn. Hậu quả này tác động rất xấu đến bề mặt vật liệu, gây mất thẩm mỹ, vật liệu dễ bị oxi hóa
Công nghệ xử lý bề mặt tại 83MEC có gì đặc biệt ?
Dùng bàn chải sắt để ma sát mạnh lên bề mặt kim loại bị cáu bẩn, gỉ sét,…Đây là phương pháp đơn giản, tiện lợi, nhưng tốn chi phí nhân công, thời gian và dễ làm bề mặt kim loại bị cào xước, bong tróc làm giảm độ bám dính của lớp sơn lót trên bề mặt kim loại.
- Dùng búa gõ kết hợp với bàn chải sắt. Phương pháp này thích hợp với những sửa chữa cục bộ, sửa chữa nhỏ, dễ dàng lấy đi các mảng gỉ sét lớn nhưng lại dễ làm biến dạng bề mặt chi tiết và trong quá trình thực hiện tạo ra tiếng ồn lớn.
- Ngoài ra, dao cạo, giấy nhám cũng là những vật dụng được dùng để làm sạch bề mặt kim loại. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ô nhiễm môi trường do tạo ra lượng bụi bẩn lớn, đồng thời độ mịn, nhám của bề mặt không đều
- Dùng nhiệt
Phương pháp này sử dụng thiết bị tạo nhiệt đốt cháy (axetylen, oxy) để loại bỏ hầu hết lớp áo tôn, lớp sơn cũ, dầu mỡ, cặn cáu, bụi … bám trên bề mặt kim loại.
Hiệu quả với các lớp sơn cũ, dầu mỡ cặn cáu bẩn nhưng kém hiệu quả với lớp gỉ sét. Đặc biệt, do chịu tác dụng của nhiệt nên vật dụng kim loại được xử lý dễ bị biến dạng.
- Dùng máy mài đĩa cát
Sử dụng máy tạo lực ma sát gỉ sét dạng đĩa mài với đĩa quay được đính dán bằng các hạt nhám để mài vào những vị trí cần loại bỏ vết bẩn, gỉ sét.
Thích hợp để xử lý những vị trí góc cạnh.
- Phun cát ướt
Hỗn hợp nước và cát được phun dưới áp suất cao để loại bỏ các mảng gỉ lớn, lớp sơn cũ dày.
Phương pháp an toàn với môi trường, xử lý được khối lượng lớn trong thời gian ngắn.
- Phun cát khô
Dùng súng phun các hạt cát, đá, sỏi nhỏ (kích thước khoảng 0,3 – 1,5 mm) đập mạnh vào bề mặt kim loại, chi tiết với tốc độ cao để làm sạch gỉ, lớp sơn cũ và các chất bẩn dính bề mặt.
Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay giúp loại bỏ hoàn toàn các vết rỉ, chất bẩn, tạo nhám rất tốt trên bề mặt. Tuy nhiên, cách này tạo ra lượng bụi lớn, gây ô nhiễm.
- Dùng máy phun nước áp lực cao
Phương pháp này giúp loại bỏ các lớp sơn cũ, cặn bẩn, gỉ sét trên bề mặt kim loại với áp lực khoảng 1,900 bar (gần 30.000 psi) một cách nhanh chóng, an toàn với môi trường và sản phẩm cần làm sạch.
Nhược điểm của phương pháp này là tốn kém chi phí mua máy và dễ làm oxy hóa bề mặt máy móc tại những vị trí không được sơn phủ.
- Sử dụng dòng điện kết hợp với hóa chất tẩy dầu điện để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn.
- Đây là phương pháp thích hợp với những chi tiết nhỏ có độ chính xác cao.
Sử dụng các hóa chất như dung môi hữu cơ, dung dịch kiềm, chất tẩy dầu kiềm dạng nước hoặc bột, chất xúc tác, chất định hình,…để loại hoàn toàn các vết gỉ sét, mốc và bụi bẩn
Là phương pháp sử dụng sóng siêu âm có tần số cao để làm sạch bề mặt, góc cạnh của vật dụng, chi tiết một cách nhanh chóng.