Trong ngành công nghiệp điện các phụ kiện cho đường dây điện có vai trò quan trọng trong việc lắp đặt và đảm bảo an toàn cho truyền tải điện năng. Để sản xuất các phụ kiện này, gia công rèn là một trong những quy trình quan trọng giúp tạo nên chất lượng sản phẩm cao và độ bền lâu dài của sản phẩm, do đó quy trình rèn các phụ kiện đường dây ngành điện phải luôn tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn nghiêm ngặt. Quy trình này đòi hỏi sự chính xác và sự quan tâm đến từng chi tiết để đảm bảo các sản phẩm đạt được chất lượng và an toàn cao nhất. Vậy quy trình rèn phụ kiện đường dây ngành điện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình rèn phụ kiện đường dây ngành điện tại 83MEC thông qua bài viết dưới đây:
I. Gia công rèn là gì?
Gia công rèn là quá trình chế tạo các chi tiết kim loại bằng cách áp dụng lực đập để biến dạng vật liệu kim loại, thường là thép, để tạo ra các hình dạng và kích thước mong muốn. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách đặt vật liệu kim loại vào giữa hai lòng khuôn hoặc đe và áp dụng lực đập để nén vật liệu kim loại vào hình dạng mong muốn. Gia công rèn có thể được thực hiện với nhiều công nghệ khác nhau. Thông qua quá trình gia công rèn có thể tạo ra được các phụ kiện cho đường dây điện như sản phẩm như đầu cos U I, kẹp cáp, mắt nối đơn, vòng treo và các phụ kiện khác.
II. Quy trình rèn phụ kiện đường dây ngành điện
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Trước khi bắt đầu gia công, nguyên liệu sẽ được chuẩn bị. Thông thường, nguyên liệu được sử dụng để gia công rèn phụ kiện đường dây ngành điện là thép carbon. Nguyên liệu thép được cắt đoạn với độ dài tùy thuộc vào kích thước của phụ kiện cần được gia công.
Bước 2: Gia công
Sau khi nguyên liệu được chuẩn bị, tiến hành nung phôi đến nhiệt độ rèn tùy thuộc vào loại nguyên liệu đầu vào. Khi phôi đã đạt đến nhiệt độ quy định, người công nhân sẽ đưa phôi vào thiết bị rèn, sử dụng lực ép để biến dạng nóng phôi và định hình thành phụ kiện cần thiết. Tiếp theo sản phẩm sẽ được đưa vào máy dập để xử lý ba via rồi chuyển đến lò nhiệt luyện để Ủ đến thời điểm thích hợp, sau khi sản phẩm được Ủ xong sẽ được phun bi để làm sạch bề mặt rồi tiếp tục đưa sản phẩm đi nhiệt luyện để tăng cơ tính của sản phẩm.
Bước 3: Xử lý bề mặt
Sản phẩm sau khi đạt cơ tính sẽ được xử lý bề mặt để loại bỏ các bụi bẩn và bảo vệ khỏi ăn mòn. Phương pháp xử lý bề mặt thường được sử dụng là mạ nhúng kẽm.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng
Sản phẩm được 83MEC tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng với thiết bị máy móc hiện đại, kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ký hiệu EVNNPC.KT/QĐ.01-2016 để đáp ứng yêu cầu sử dụng và công tác an toàn.
Bước 5: Đóng gói
Sau khi hoàn tất kiểm tra sản phẩm và đạt theo yêu cầu sản phẩm sẽ được đóng gói và giao cho khách hàng.
Trên đây là bài viết của 83MEC về thông tin liên quan đến rèn các phụ kiện đường dây ngành điện. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị gia công các thiết bị liên quan đến công nghiệp điện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Với hơn 40 năm kinh nghiệm sản xuất gia công cơ khí, chúng tôi tự hào rằng là một trong những đơn vị gia công thiết bị cơ khí uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm với chi phí ưu đãi nhất.